Bột Agar

Product code: 
AG-001
Origin: 
Vietnam
Price: 
Liên hệ để nhận giá mới nhất
Payment: 
LC/TT
Min order: 
01 Tấn

 

Ứng dụng

 

1. Agar-agar (bột rau câu) là gì?

Cùng với geslatine, agar-agar hay còn gọi là bột rau câu, cũng được xem là thực phẩm 100% tự nhiên nhưng có nguồn gốc thực vật, được chiết xuất từ ​​rau câu (Gracilaria) có khả năng kết dính, liên kết thực phẩm.

- Rong câu  phải trải qua các quá trình nấu sôi, lọc, loại bỏ nước rồi sấy khô sau đó thực hiện bước cuối cùng là nghiền thành bột.

Bột rau câu được mang số E 406 trong danh sách các loại phụ gia thực phẩm.

2. Giá trị dinh dưỡng của bột rau câu

- Bột rau câu là một sản phẩm hoàn toàn vô hại đối với sức khỏe con người, trừ khi chúng ta tiêu thụ một lượng lớn thì sẽ gây ra đầy hơi.

- Mặt khác bột rau câu lại có nguồn khoáng sản phong phú như calcium, sắt, phốt pho, …

- Do được cấu thành từ chất xơ hòa tan, nên sau khi tiêu thụ, bột rau cau sẽ “nở” gấp 3 khi tiếp xúc với chất lỏng trong dạ dày tạo thành một chất gel, nhờ chất gel này sẽ “hút” mỡ cũng như đường. Tuy nhiên chất gel này không thể tiêu hóa được nên sẽ “bị” cơ thể bài xuất ra ngoài cùng với mỡ và đường.

- Muốn giảm cân thì hãy tập làm quen với bột rau câu, vì nếu chúng ta tiêu thụ trung bình 1g bột rau câu mỗi ngày sẽ giảm được khoảng 300 calo. Cho nên bột rau câu cũng có thể nói là một người bạn tốt với chúng ta, nhất là với những ai đang theo chế độ “giữ eo”. 

3. Bột rau câu có dạng gì?

Bột rau câu được bày bán dưới hai dạng cơ bản: bột và sợi.

– Dạng sợi đòi hỏi phải ngâm trước trong nước lạnh cho đến khi sợi mềm rồi mới nấu, nói chung rất cầu kỳ mất thời gian.

– Loại bột vì đơn giản tiện dụng và quan trọng hơn hết là có thể nấu liền không cần phải sơ chế trước.

Công ty chúng tôi chào cung cấp bột rau câu sản xuất bởi Công ty TNHH Thương Mại Thủy Sản Đông Thành, dưới dạng bột

4. Vậy bột rau câu có thay thế galetin được không hoặc trường hợp ngược lại?

- Mặc dù galetin và bột rau câu đều là có khả năng kết dính, liên kết thực phẩm nhưng nếu thay thế hoàn toàn thì câu trả lời là KHÔNG.

- Thứ nhất, quá trình sử dụng khác nhau. Với bột rau câu phải nấu trên bếp chung với chất lỏng từ lạnh cho đến khi sôi, phải nấu sôi ít nhất 30 giây rồi mới để nguội, và sau khi nguội thì quá trình đông cứng mới “bắt đầu”. Hỗn hợp sẽ đặc, cứng lại.

- Thứ hai, bột rau câu có khả năng đông đặc gấp 8 lần galetin, do đó một khi muốn thay thế phải tính lại liều lượng sao cho phù hợp.

- Khi dùng galetin thành phẩm sẽ xốp, tơi giống như kem; còn với bột rau câu sẽ có kết cấu chắc, dòn.

- Thành phẩm khi nấu với bột rau câu không cất trong ngăn đá được vì sẽ bị chảy thành nước nếu rả đông, ngược với galetin chịu được nhiệt độ thấp.

5. Cách sử dụng.

2g bột rau câu ~ 6 lá galetin ~ 1cc

- Trung bình 2g bột rau câu thì cần 500ml chất lỏng, nhưng nếu thành phẩm có chất béo ví dụ như kem tươi thì phải giảm bớt liều lượng bột rau câu.

- Trước tiên hòa agar-agar trong chất lỏng ở nhiệt độ bình thường (ví dụ như nước máy, sữa, …) rồi nấu cho sôi. Khi hỗn hợp nguội sẽ đông đặc cứng lại.

6. Bảo quản và thời hạn sử dụng.

- Bột rau câu cất giữ được 3 năm ở nhiệt độ bình thường, tránh nơi ẩm ướt và ánh sáng.

- Với các loại tráng miệng làm bằng bột rau câu, tốt nhất không nên để quá 2 ngày tức 48 tiếng. Còn với các loại kẹo dẻo, giữ được 1 tuần với điều kiện phải cất trong tủ lạnh

7. Đóng gói :    

 

  Thùng 25kg

 

  Thùng 25kg

 

  Theo yêu cầu

 

     

      8. Bảng phân tích :

 

STT

Chỉ Tiêu

Đơn Vị

Phương Pháp Thử

Kết Quả
1 Độ Ẩm % TCVN 3700:1990 11-13
2 Sức đông(1,5%;200C)

g/cm­2

Ref.TCVN 3591:1988 550-1200
3 Hàm lượng tro tổng số % TCVN 3704:1990 1-2
4 pH của dung dịch 1.5% - Ref.TCVN 4559:1988 6-7
5 Nhiệt độ đông đặc 0C QTTN 38-41
6 Nhiệt độ nóng chảy 0C QTTN 100
7 Lượng hạt qua rây 80 Mesh % QTTN 98-100
8 Độ trong/Độ đục(dung dịch 1,5%) NTU Ref.TCVN 6184:1996 44-47
9 Hàm lượng Gelatin ĐT QCVN 4-21:2011 Không 
10 Màu sắc - Cảm quan Trắng
11 Tạp chất % TCVN 3591:1988 0.03-0.05

 

Liên hệ để nhận thông tin mới nhât

 

Hỗ trợ trực tuyến

Counter

  • Visitors:
    • Today:96
    • This week:1,008
    • This month:4,158
    • This year:46,717

Weather World

Web links